Câu chuyện: Phở Thìn – Quán phở lâu đời nhất Hà Nội

Quanh hồ Hoàn Kiếm từ năm 1954 đến nay, chỉ có duy nhất một quán phở. Đó là phở Thìn tại 61 Đinh Tiên Hoàng, nằm trong ngõ nhỏ của vài hộ dân. Suốt hơn 65 năm qua, mặc cho thành phố đã đi qua mấy phen thay đổi, quán vẫn luôn ở đấy, không khác là mấy so với thủa ban đầu. Quán cũ kĩ ngả màu theo thời gian, trần vẫn lợp cót ép, lò than đắp đất, bàn ghế, bát đũa vẫn giữ nét cổ kính vốn có của mình. Có thể ví quán như hình ảnh một người đàn ông già nua, cũ kĩ, lặng yên nhìn ngắm nhìn thành phố thay đổi

Xuất phát từ 1 gánh phở rong ông Bùi Chí Thìn sinh năm 1928 tại Hoài Đức, Hà Tây sau nhiều năm bán phở khắp các phố phường Hà Nội. Đến năm 1955 ông Thìn tìm được cho mình một nơi để phục vụ những món quà sáng cho mọi người, từ đó đến nay quán phở nằm trong ngõ nhỏ của một vài hộ vẫn tồn tại, tâm huyết về món phở vẫn được giữ gìn như một truyền thống gia đình.

Xuất phát từ 1 gánh phở rong ông Bùi Chí Thìn sinh năm 1928 tại Hoài Đức, Hà Tây sau nhiều năm bán phở khắp các phố phường Hà Nội. Đến năm 1955 ông Thìn tìm được cho mình một nơi để phục vụ những món quà sáng cho mọi người, từ đó đến nay quán phở nằm trong ngõ nhỏ của một vài hộ vẫn tồn tại, tâm huyết về món phở vẫn được giữ gìn như một truyền thống gia đình.

Trước khi tìm ra hương vị phở truyền thống, ông Thìn cũng đã từng phải đi làm thuê cho một nhà nấu phở người Hoa, sau đó ông Thìn tự tìm cho mình một công thức, một cách trình bày nhằm tạo sự khác biệt cho món ăn của mình. Nước dùng được ninh từ xương và thịt được chế biến đặc biệt để nước dùng thanh trong không béo gây, thịt tái đập mỏng trên thớt thêm chút gừng tươi sau đó mới chan nước dùng thật sôi để giữ lại được vị ngọt của thịt bò. 

Để tạo nên một bát phở hoàn hảo, đối với ông nồi nước dùng phải ngon theo đúng vị ông mong muốn, phải tuyển chọn các nguyên liệu thật tốt bởi vì chỉ cần sơ sót sẽ có thể làm hỏng cả nồi nước dùng tốn nhiều công sức. 

Đặc biệt khi bán hàng ông Thìn đều mặc áo blue trắng để cho mọi người thấy sự sạch sẽ của ông, chính vì vậy khách hàng hay gọi ông là bác sỹ Thìn. Thập niên 60, 70 thậm chí ngay cả lúc Mỹ ném bom, phở Thìn lúc nào cũng đông. Khách nhớ quán không phải chỉ vì vị phở ngon hay cách ông pha trò mà còn ở cái cảm giác vừa ăn vừa nơm nớp sợ máy bay trên đầu, hễ có tiếng còi báo động, khách lại bê tô phở ra dọc hồ ăn tiếp. Có lần còi báo động rú lên cả khách lẫn chủ cùng nhảy xuống hầm cá nhân trên hè phố Đinh Tiên Hoàng. Ông Thìn kể có người xuống hầm tránh bom còn bê theo cả tô phở. Thật bình thản Hà Nội.

Phở Thìn 61 Đinh Tiên Hoàng thời xưa

Xuất phát từ 1 gánh phở rong ông Bùi Chí Thìn sinh năm 1928 tại Hoài Đức, Hà Tây sau nhiều năm bán phở khắp các phố phường Hà Nội. Đến năm 1955 ông Thìn tìm được cho mình một nơi để phục vụ những món quà sáng cho mọi người, từ đó đến nay quán phở nằm trong ngõ nhỏ của một vài hộ vẫn tồn tại, tâm huyết về món phở vẫn được giữ gìn như một truyền thống gia đình.

Trước khi tìm ra hương vị phở truyền thống, ông Thìn cũng đã từng phải đi làm thuê cho một nhà nấu phở người Hoa, sau đó ông Thìn tự tìm cho mình một công thức, một cách trình bày nhằm tạo sự khác biệt cho món ăn của mình. Nước dùng được ninh từ xương và thịt được chế biến đặc biệt để nước dùng thanh trong không béo gây, thịt tái đập mỏng trên thớt thêm chút gừng tươi sau đó mới chan nước dùng thật sôi để giữ lại được vị ngọt của thịt bò. 

Để tạo nên một bát phở hoàn hảo, đối với ông nồi nước dùng phải ngon theo đúng vị ông mong muốn, phải tuyển chọn các nguyên liệu thật tốt bởi vì chỉ cần sơ sót sẽ có thể làm hỏng cả nồi nước dùng tốn nhiều công sức. 

Đặc biệt khi bán hàng ông Thìn đều mặc áo blue trắng để cho mọi người thấy sự sạch sẽ của ông, chính vì vậy khách hàng hay gọi ông là bác sỹ Thìn. Thập niên 60, 70 thậm chí ngay cả lúc Mỹ ném bom, phở Thìn lúc nào cũng đông. Khách nhớ quán không phải chỉ vì vị phở ngon hay cách ông pha trò mà còn ở cái cảm giác vừa ăn vừa nơm nớp sợ máy bay trên đầu, hễ có tiếng còi báo động, khách lại bê tô phở ra dọc hồ ăn tiếp. Có lần còi báo động rú lên cả khách lẫn chủ cùng nhảy xuống hầm cá nhân trên hè phố Đinh Tiên Hoàng. Ông Thìn kể có người xuống hầm tránh bom còn bê theo cả tô phở. Thật bình thản Hà Nội.

Đến nay, dù đã đến đời thứ 3 của Phở Thìn người nắm giữ công thức cho một bát phở truyền thống là cháu đích tôn của ông: (anh) Bùi Chí Thành. Một chàng thanh niên trẻ tuổi học thiết kế nhưng quyết định bỏ nghề để về gìn giữ và phát triển thương hiệu phở của gia đình. Có lẽ anh cảm nhận được cái tâm huyết trong bát phở và tiếc vì chưa ai là người trẻ mà lại chịu theo cái nghề phở vất vả này.

Đôi khi vì sự hấp tấp của tuổi trẻ muốn thay đổi từ những cái nồi cái bát bán phở để chiều theo ý khách hàng, nhưng rồi anh nhận ra chính cái sự cổ hủ của ông cha để lại tất cả đều có lí do của nó. Thay vì thay đổi anh gìn giữ cái sự cũ kĩ đấy như là một món quà để gợi nhớ về những kỉ niệm gia đình và về tâm huyết về một món ăn truyền thống. 

(anh) Bùi Chí Thành người đang giữ gìn thương hiệu Phở Thìn 

Bát phở tái chín nạm tại Phở Thìn

Góp phần trong việc thành công tiếp đón miễn phí tại Trung tâm báo chí quốc tế – Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều, Phở Thìn được chọn là món ăn được phục vụ tại đây. Với số lượng bát phục vụ lên đến 1000 bát mỗi ngày, đây như những món quà để gửi các thực khách trong nước và quốc tế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *